CÁC VÍ ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

CÁC VÍ ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh thì việc thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, việc ứng dụng một hình thức thanh toán mới thuận tiện hơn, an toàn hơn là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm, đó là thanh toán không dùng tiền mặt.

Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, MobileBanking, InternetBanking, …

Momo, ZaloPay và Airpay hiện đang là 3 trong số các ví điện tử được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

 

 

 1. Momo

Ví điện tử MoMo cung cấp cho tất cả người dùng điện thoại smartphone giải pháp thanh toán trực tuyến một chạm với hàng trăm dịch vụ, tiện ích khác nhau. Không giới hạn chỉ ở tính năng giao dịch chuyển tiền, ví Momo còn mở rộng sang thanh toán hóa đơn cũng như các lĩnh vực khác như mua vé xem phim, vé máy bay, v.v…

Vào tháng 09/2020, ví điện tử Momo đã chính thức cán mốc 20 triệu người dùng sau 10 năm kể từ ngày ra mắt, theo thông báo của nhà phát triển ứng dụng Công ty Cổ phần Dịch vụ Di Động Trực tuyến (viết tắt M_Service).

 

Các tính năng:

a/ Chuyển tiền

+ Từ tài khoản Momo đến tài khoản Momo:

– Phí giao dịch: Miễn phí.

– Giao dịch tối thiểu: 1.000đ/ giao dịch.

– Giao dịch tối đa: 20.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 20.000.000đ/ ngày.

 

+Từ tài khoản Momo đến tài khoản ngân hàng:

– Phí giao dịch: 3.300đ + 0.65% giá trị giao dịch.

Phí giao dịch có thể thay đổi tùy theo mỗi ngân hàng.

– Giao dịch tối thiểu: 20.000đ/ giao dịch.

– Giao dịch tối đa: 20.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 20.000.000đ/ ngày.

 

b/ Nạp tiền vào ví

Nguồn tiền:

+ Từ ngân hàng liên kết:

– Phí giao dịch: Miễn phí.

– Giao dịch tối thiểu: 10.000đ/ giao dịch.

– Giao dịch tối đa: 20.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 50.000.000đ/ ngày.

 

+ Từ thẻ Visa/Mastercard/JCB:

– Phí giao dịch: Miễn phí 1 lần/ tháng, áp dụng cho giao dịch có giá trị dưới 1.000.000đ, sau đó phí giao dịch sẽ là 2.200đ + 2% giá trị giao dịch.

– Giao dịch tối thiểu: 10.000đ/ giao dịch.

– Giao dịch tối đa: 5.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 5.000.000đ/ ngày.

 

c/ Rút tiền

+ Đối với tài khoản Momo có liên kết ngân hàng:

– Phí giao dịch: Miễn phí 3 giao dịch/ tháng, sau đó sẽ áp dụng phí rút tiền như sau:

Bắt đầu từ giao dịch thứ 4 phí giao dịch sẽ là:

✧ Từ 50.000 – 1.000.000đ: 3.300đ/ giao dịch.

✧ Từ 1.000.001 – 2.000.000đ: 5.000đ/ giao dịch.

✧ Từ 2.000.001 – 20.000.000đ: 0.3% giá trị giao dịch.

 

– Giao dịch tối thiểu: 50.000đ/ giao dịch.

– Giao dịch tối đa: 5.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 20.000.000đ/ ngày.

– Không giới hạn số lượng giao dịch trong ngày.

 

+ Đối với tài khoản Momo chưa liên kết ngân hàng:

– Phí giao dịch: 3.300đ + 0.65% giá trị giao dịch.

– Giao dịch tối thiểu: 50.000đ/ giao dịch.

– Giao dịch tối đa: 5.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 20.000.000đ/ ngày.

– Không giới hạn số lượng giao dịch trong ngày.

 

+ Đối với điểm nạp/rút tiền Momo: (Rút tiền mặt từ tài khoản Momo)

– Phí giao dịch:

✧ Từ 50.000 – 1.000.000đ: 8.000đ/ giao dịch.

✧ Từ 1.000.001 – 2.000.000đ: 12.000đ/ giao dịch.

✧ Từ 2.000.001 – 3.000.000đ: 20.000đ/ giao dịch.

✧ Từ 3.000.001 – 5.000.000đ: 35.000đ/ giao dịch.

– Giao dịch tối thiểu: 50.000đ/ giao dịch.

– Giao dịch tối đa: 5.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 5.000.000đ/ ngày.

– Không giới hạn số lượng giao dịch trong ngày.

 

d/ Tiện ích viễn thông

Nạp tiền điện thoại, mua mã thẻ, 3G/4G data, thanh toán cước di động trả sau.

 

e/ Thanh toán hóa đơn

– Thanh toán điện, nước, cước điện thoại cố định, internet, v.v… 

– Phí giao dịch: thay đổi tùy thuộc vào từng nhà cung cấp.

 

f/ Các tính năng khác

– Thanh toán khoản vay tiêu dùng.

– Mua/ Thanh toán bảo hiểm.

– Mua vé xem phim, vé số Vietlott.

– Thanh toán mua sắm tại các sàn thương mại điện tử.

– Mua vé máy bay, vé tàu hỏa, v.v…

– Tìm điểm chấp nhận thanh toán Momo.

– Quyên góp.

– Các tiện ích khác: thanh toán học phí, thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, v.v…

 

Ưu điểm:

– Là ứng dụng ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam: Số lượng người dùng hơn 20 triệu người.

– Nhiều điểm chấp nhận thanh toán Momo. 

– Đa dạng tính năng, tiện ích.

– Có thể rút tiền mặt từ ví Momo ở các điểm hỗ nạp/rút tiền Momo.

 

Nhược điểm:

– Ứng dụng chưa hỗ trợ tiếng Anh hoàn chỉnh.

 

Xếp hạng:

– Top 1 Hạng mục Finance của Appstore.

– Top 1 (Free) Hạng mục Finance của Google Play.

– Top 1 trong 3 năm liên tiếp (2018-2020) của “Khảo sát và Bình chọn Ví điện tử tiêu biểu Việt Nam” do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức.

 

2. ZaloPay

ZaloPay cho phép người dùng liên kết thẻ ngân hàng để thực hiện thanh toán chuyển khoản trực tiếp giữa hai cá nhân với nhau (peer-to-peer), thanh toán chạm (via NFC), quét mã QR cũng như mua sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, nạp tiền điện thoại và thanh toán hóa đơn điện/ nước. ZaloPay được tích hợp với Zalo và yêu cầu người dùng đăng nhập bằng tài khoản Zalo của mình.

 

Các tính năng:

a/ Chuyển tiền

+ Từ tài khoản ZaloPay đến tài khoản ZaloPay:

– Phí giao dịch: Miễn phí.

– Giao dịch tối thiểu: 1.000đ/ giao dịch.

– Giao dịch tối đa: 20.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 20.000.000đ/ ngày.

 

+ Từ tài khoản ZaloPay đến tài khoản ngân hàng:

– Phí giao dịch: Miễn phí 5 giao dịch/ tháng, sau đó phí giao dịch sẽ là 3.100đ + 0.5% giá trị giao dịch.

– Giao dịch tối thiểu: 100.000đ/ giao dịch.

– Giao dịch tối đa: 20.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 100.000.000đ/ ngày.

 

b/ Nạp tiền vào ví

+ Từ ngân hàng liên kết/ Thẻ Visa Debit:

– Phí giao dịch: Miễn phí.

– Giao dịch tối thiểu: 100.000đ/ giao dịch.

– Giao dịch tối đa: 20.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 20.000.000đ/ ngày.

 

c/ Rút tiền

+ Đối với tài khoản ZaloPay có liên kết ngân hàng:

– Phí giao dịch: Miễn phí 5 giao dịch/ tháng, sau đó phí giao dịch sẽ được áp dụng như sau:

Bắt đầu từ giao dịch thứ 6 phí giao dịch sẽ là: 

✧  Từ 500.000 – 1.000.000đ: 1.000đ/ giao dịch.

✧  Từ 1.000.000 VND trở lên: 0.2% giá trị giao dịch.

– Giao dịch tối thiểu: 100.000đ/ giao dịch.

– Giao dịch tối đa: 20.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 100.000.000đ/ ngày.

 

+ Đối với tài khoản ZaloPay chưa liên kết ngân hàng:

– Phí giao dịch: Miễn phí 5 giao dịch/ tháng, sau đó phí giao dịch sẽ 3.100đ + 0.5% giá trị giao dịch.

– Giao dịch tối thiểu: 100.000đ/ giao dịch.

– Giao dịch tối đa: 20.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 100.000.000đ/ ngày.

 

d/ Tiện ích viễn thông

Nạp tiền điện thoại, mua mã thẻ, 3G/4G data, thanh toán cước di động trả sau.

 

e/ Thanh toán hóa đơn

– Thanh toán điện, nước, cước điện thoại cố định, internet, v.v… 

– Phí giao dịch: tùy thuộc vào từng nhà cung cấp.

 

f/ Các tính năng khác

– Thanh toán dịch vụ game.

– Thanh toán khoản vay tiêu dùng.

– Mua/ Thanh toán bảo hiểm.

– Mua vé xem phim.

– Mua vé máy bay, xe khách, v.v…

– Đặt phòng khách sạn.

– Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng.

– Đặt đồ ăn trực tuyến.

 

Ưu điểm:

– Nhiều điểm chấp nhận thanh toán Zalopay.

– Hỗ trợ miễn phí giao dịch nhiều lần (so sánh với Momo). 

– Đa dạng tính năng, tiện ích.

 

Nhược điểm:

– Ứng dụng chưa hỗ trợ tiếng Anh hoàn chỉnh.

– Yêu cầu người dùng phải đăng nhập tài khoản Zalo. Nếu không có thì không thể sử dụng ZaloPay.

 

Xếp hạng: 

– Top 12 Hạng mục Finance của Appstore.

– Top 12 (Free) Hạng mục Finance của Google Play.

– Top 2 trong 2 năm liên tiếp (2019-2020) của “Khảo sát và Bình chọn Ví điện tử tiêu biểu Việt Nam” do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức.

 

3. Airpay

Tất cả dịch vụ trực tuyến tích hợp trong cùng một ví điện tử – Airpay, từ thanh toán hóa đơn, nạp tiền vào điện thoại di động và trò chơi, mua vé xem phim, đến giao đồ ăn và nhiều hơn thế nữa.

 

Các tính năng:

a/ Chuyển tiền

Đến tài khoản Airpay:

– Phí giao dịch: Miễn phí.

– Giao dịch tối thiếu: 1đ.

– Giao dịch tối đa: 6.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 50.000.000đ/ ngày.

 

b/ Nạp tiền vào ví

Từ tài khoản ngân hàng đã liên kết:

– Phí giao dịch: Miễn phí.

– Giao dịch tối thiểu: thay đổi tùy vào từng ngân hàng.

– Giao dịch tối đa: 30.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 50.000.000đ/ ngày.

 

c/ Rút tiền 

Đối với tài khoản Airpay có liên kết ngân hàng:
※Lưu ý: Airpay chỉ cho phép rút tiền về ngân hàng có liên kết

– Phí giao dịch: Miễn phí. 

– Giao dịch tối thiểu: 20.000đ.

– Giao dịch tối đa: 6.000.000đ/ giao dịch.

– Hạn mức trong ngày: 50.000.000đ/ ngày.

 

d/ Tiện ích viễn thông

Nạp tiền điện thoại, mua mã thẻ, 3G/4G data, thanh toán cước di động trả sau.

 

e/ Thanh toán hóa đơn

– Thanh toán điện, nước, cước điện thoại cố định, internet, v.v… 

– Phí giao dịch: Miễn phí.

 

f/ Các tính năng khác

– Là kênh thanh toán của ứng dụng Shopee và Now (Ứng dụng mua sắm trực tuyến và đặt giao đồ ăn).

– Thanh toán khoản vay tiêu dùng.

– Đặt giao đồ ăn.

– Mua vé xem phim.

– Đặt phòng khách sạn.

– Mua/ Thanh toán bảo hiểm.

– Đặt vé máy bay.

 

Ưu điểm:

– Là kênh thanh toán của Shopee (Shopee là sàn thương mại điện tử Top 1 ở Việt Nam) và Now (Now là ứng dụng Top 2 trong hạng mục Food & Drink của App Store lẫn Google Play), người dùng có thể nhận được nhiều ưu đãi khi thanh toán bằng hình thức này.

– Ứng dụng có hỗ trợ tiếng Anh.

– Miễn phí giao dịch và không giới hạn số lần miễn phí.

 

Nhược điểm:

– Không thể chuyển tiền trực tiếp từ tài khoản Airpay đến tài khoản ngân hàng của người khác.

 

Xếp hạng:

– Top 10 Hạng mục Finance của Appstore.

– Top 11 (Free) Hạng mục Finance của Google Play.

 

Lời kết:
Các ví điện tử hiện tại, bên cạnh đáp ứng nhu cầu phổ biến chung của người dùng như nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, … thì mỗi ứng dụng đều có các thế mạnh riêng để thu hút người dùng. Với đa dạng các ứng dụng ví điện tử đang có mặt trên thị trường, người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân cũng như mức độ uy tín của ứng dụng trước khi lựa chọn sử dụng.